Kết quả nghiên cứu

leanpham
Bước đầu xác định sự có mặt của các tác nhân gây bệnh trên cá Hồi vân (Oncorhynchus mykiss) giống tại Sapa -Lào Cai
Cá Hồi vân (Oncorhynchus mykiss)  Walbaum, 1792 [Salmonidael] là loài cá nước lạnh được nhập nội và nuôi ở Việt Nam từ năm 2005. Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định sự có mặt của các tác nhân gây bệnh  như vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng ở giai đoạn cá giống. Nghiên cứu được tiến hành tại Trung tâm Nghiên cứu Các nưcớ lạnh Sâp, Lào Cai. Kết quả nghiên cứu đã phát hiện được một số tác nhân gây bệnh trên cá hồi vân giống, đó là: vi khuẩn (Psendomonas flurescene, Klebsiella pneumaniae, Flavobacterium branchiophilum và F.pychrophilum), nấm (Saprolegnia sp) và ký sinh trùng (Gyrodactylus ophiocephaliGyrodactylus sp.). Tuy nhiên tỷ lệ nhiễm các tác nhân dây bệnh trên là thấp và chưa gây tử vong cho cá. Việc sớm xác định được sự có mặt của các tác nhân gây bệnh cho cá hồi sẽ góp phần tìm ra biện pháp phòng bệnh nhằm giảm thiểu khả năng xẩy ra dịch bệnh đối với các loài cá nước lạnh mới nhập nội này
Năm xuất bản: 2010
Tác giả: Trần Thị Kim Chi, Trần Đình Luân
Số tạp chí: Kỳ 2 Tạp chí Nông nghiệp và phát triển Nông thôn,
Trang: 42-44
Ngôn ngữ: Tiếng Việt
Download: Số lần tải: 3